Vận hành xưởng giặt là hiệu quả

,

Để xưởng giặt vận hành một cách hiệu quả và chất lượng ? 


Vải sau khi giặt sấy là tối ưu thì cần tới không những là Máy móc thiết bị, hóa chất mà cần cả yếu tố kỹ thuật vận hành của con người.

Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu tới bạn đọc về quy trình để vận hành một xưởng giặt tốt nhất

Quy trình giặt là tại xưởng giặt công nghiệp

Sơ đồ quy trình xử lý đồ vải tại xưởng giặt


Bước 1: Thu gom đồ bẩn


     Hiện nay tại thị trường Việt Nam, việc giặt ủi thường được tập trung tại các xưởng lớn. Việc thu gom được trung chuyển qua các đơn vị nhỏ mang về xưởng. Tuy nhiên, đây cũng là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giặt tẩy. Một số điều bạn cần lưu ý khi đi xem đồ như sau:
+Thu gom đồ tại các đơn vị gửi giặt
+ Không tác động làm bẩn vải thêm trong quá trình thu gom. Việc làm này để tránh ảnh hưởng đến các chương trình máy đã cài đặt và hiệu quả thấp đi, chất lượng vải, tuổi thọ vải bị giảm
+ Những khăn dùng khi thu gom thì không được vứt xuống nền, khi chuyển từ xe tải trung chuyển hàng về thì nên để vào xe thu gom đồ bẩn. Tránh các trường hợp như: Tấm ga bị chà thêm vào mặt sàn, dấu chân bẩn, dấu giày dẫm lên khăn, vải....

Lưu ý: Đối với phòng khách sạn không sử dụng thì sau 4-5 ngày cũng nên mang đi giặt.

Bước 2: Phân loại đồ


 Sau khi đồ được chuyển về, cần tiến hành phân loại đồ luôn. Việc phân loại sẽ tránh được các vết bẩn giây vào nhau, dẫn đến thời gian giặt và hóa chất sẽ tốn hơn.

Các cách thức phân loại đồ như sau:

+ Phân loại theo chất liệu: Khăn - Hấp thụ nước nhiều hơn; Ga (Chứa nhiều sợi Nilon) hấp thụ nước ít hơn. Chất liệu làm quần áo (đồ mặc hằng ngày, sơ mi, len, dạ , nhung, nỉ, da, đồ lông vũ...)
+ Phân loại theo vết bẩn: Chia đồ bẩn ít riêng, đồ bẩn nhiều riêng để tránh giây vết bẩn vào nhau
+ Phân loại theo loại vải, màu sắc. Nên giặt đồ trắng riêng, đồ màu riêng
+ Phân loại theo SIZE sản phẩm, đồ to riêng, đồ nhỏ riêng (Khăn nhỏ giặt riêng, khăn to giặt riêng, chăn ga giặt riêng...)

Bước 3: Giặt - vắt


 Phụ thuộc vài từng nhóm vải đã phân loại, bạn cần cài đặt các chương trình riêng cho phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu nhất, cân đối về thời gian giặt, lượng hóa chất sử dụng trong mỗi mẻ khác nhau. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng giặt trong bước này bao gồm:
 + Hóa chất sử dụng,
 + Thời gian giặt, 
 + Nhiệt độ, 
 + Tác động cơ học của máy  giặt và 
 + Cuối cùng là quy trình thao tác của người làm.

Lưu ý: Ngoài việc đã cài đặt chương trình giặt cũng như hóa chất sử dụng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

 + Cần cân vải trước khi chovào lồng giặt, quan sát bằng mắt để đảm bảo không đưa đồ vào quá nhiều. 
  • Đối với chất liệu hút nước nhiều như chất liệu Cotton thì  cân tăng 115 -130 % công suất máy. 
  • Đối với chất liệu hút nước ít thì cân khoảng 90-95% công suất máy. 
  • Đối với chất liệu 100% Nilon thì  chỉ cân khoảng 80-90% công suất máy.
 + Khi tiến hành cấp nước lần 1, bạn cần quan sát thấy độ hở ở trong lồng khi nhìn qua cửa kính theo hướng 4-11h thấy khoảng trống khoảng 20% là được. Bên cạnh đó, bạn cần lắng nghe tiếng va đập của nước ở trong lồng.

 + Không nên lạm dụng nước giặt, nước xả và chất tẩy quá nhiều trong quá trình giặt vì ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của vải.

Bước 4: Sấy - Là


 Sau khi giặt xong, đồ sẽ chuyển sang máy để sấy. Phụ thuộc vào từng nhóm vải cần cài đặt chương trình sấy với thời gian sấy khác nhau để đảm bảo đồ vải sau khi sấy không bị quá khô hay vải bị co, cháy vải. Nên lưu ý, sấy ở nhiệt độ vừa phải, không quá thấp hay quá cao, thời gian sấy nên kéo dài ra.

Đối với đồ cần phải là như Ga, khăn trải bàn, chăn... thì cần  giữ độ ẩm thích hợp sau khi giặt, sấy để khi đưa vào là đảm bảo cho đồ không bị nhăn, và sau khi là thì được khô luôn.


Bước 5: Gấp - đóng gói đồ


Đồ vải sau khi hoàn thiện xong thì được gấp và đóng gói cẩn thẩn và chuyển về kho chứa vải tập trung

Bước 6: Lưu kho


 Đồ vải sau khi được gấp và đóng gói cẩn thẩn sẽ chuyển vào lưu kho. thời gian lưu kho tối thiếu là 24h trước khi chuyển sang sử dụng. Vải cần thời gian nghỉ để có được độ bông xốp của sợi vải là tốt nhất, về trạng thái ban đầu cuả vải. 
Trường hợp là Khách hàng gửi đồ giặt thì cần đóng gói cẩn thận và trả hàng cho khách.

 Bước 7: Chuyển đồ vào sử dụng


 Chuyển đồ từ kho để đưa vào sử dụng. Nên lưu ý, chuyển đồ ra theo hình thức Nhập trước - Xuất trước. Nghĩa là đồ nào giặt, lưu kho trước thì nên dùng trước cái nào nhập kho sau thì dùng sau.
 
Như vậy là đã hoàn tất một quy trình giặt là!